Quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy gồm bao nhiêu bước và được tiến hành như thế nào? Nếu bạn đang có ý định sử dụng cửa chống cháy, những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu được quy trình lắp đặt và thi công loại cửa này. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn cách kiểm tra cửa chống cháy đúng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy cho các công trình
Trong công tác phòng cháy chữa cháy, ngoài việc chọn đúng loại cửa chống cháy thì quy trình lắp đặt cũng rất quan trọng. Lắp đặt cửa chống cháy theo đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo khả năng phòng chống cháy nổ và tăng tính thẩm mỹ của công trình. Quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy bao gồm những bước sau:
Bước 1: Vận chuyển cửa thép chống cháy
Sau khi sản xuất, cửa thép chống cháy sẽ được vận chuyển đến công trình để thi công lắp đặt. Cửa chống cháy và các phụ kiện cần thiết được đóng gói theo bộ, bọc lót chống trầy xước và được vận chuyển bằng xe tải. Các phụ kiện đi kèm khi lắp đặt cửa chống cháy bao gồm: khóa tay gạt, nít bịt, tem cửa, thanh thoát hiểm,…
Thông thường, các loại cửa chống cháy được lắp đặt ở những tòa nhà cao tầng. Vì vậy, khi đến chân công trình, cửa chống cháy tiếp tục được vận chuyển lên phía trên địa điểm lắp đặt bằng vận thăng.
Bước 2: Chuẩn bị bộ dụng cụ lắp đặt
Bộ dụng cụ được sử dụng để lắp đặt cửa thép chống cháy bao gồm:
- Máy khoan bê tông, máy khoan bắt vít
- Búa cao su, búa sắt
- Máy cắt tay, kìm
- Dây nguồn, Thước mét
- Cờ lê, mỏ lết, lục giác, nở nhựa, nở sắt M10, vít
- Súng bắn keo, keo silicon
- Tấm fit đệm tường
Bước 3: Kiểm tra tổng quan cửa chống cháy và phụ kiện
Trước khi lắp đặt cửa chống cháy, nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra tổng quan cửa chống cháy và các phụ kiện đi kèm. Việc kiểm tra nhằm xác định xem sản phẩm có còn nguyên tem, nguyên đai nguyên kiện không, có đầy đủ bộ phụ kiện không? Ngoài ra, nhân viên cũng cần kiểm tra lớp sơn cửa xem có bị trầy xước trong quá trình vận chuyển hay không? Hiện trường lắp đặt có đảm bảo đủ tiêu chuẩn thực hiện quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy hay không?
Bước 4: Tiến hành lắp đặt cửa chống cháy
Sau khi đã kiểm tra đầy đủ thiết bị, phụ kiện, nhân viên sẽ tiến hành lắp đặt cửa chống cháy. Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy và được thực hiện theo trình tự sau:
-
Đo đạc kích thước ô chờ
Nhân viên kỹ thuật sẽ đo đạc ô cửa chờ dự định đặt cửa thép chống cháy, kiểm tra kích thước khung tường. Theo đúng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kích thước các cạnh và kích thước đường chéo được phép sai lệch trong khoảng +/- 5mm. Trong trường hợp khung tường bị nhỏ, cần phải đục tường và khoan bê tông để tăng kích thước. Ngược lại, nếu khoảng hở khung tường quá lớn thì không được lắp đặt mà phải bắn thêm một số tấm fit đệm tường để đạt được độ dày nhất định.
-
Kiểm tra chân doorsill
Chân doorsill phải có độ cao tương đương độ cao mặt sàn xây dựng. Tiêu chuẩn đo đạc phụ thuộc vào vạch cốt của bên xây dựng. Mức chênh lệch tối đa của chân doorsill so với mặt sàn là 15mm. Mặt khác, trong trường hợp chân doorsill bị thấp hơn so với mặt sàn xây dựng thì phải kê lên bằng các vật liệu thích hợp để đạt yêu cầu.
-
Gá lắp khung cửa chống cháy vào ô chờ
Sau khi đã đo đạc kích thước khung tường và chân doorsill, kỹ thuật viên sẽ tiến hành khoan và cố định vít vào khung cửa bên phía bản lề. Sau đó, đóng cánh và kiểm tra độ song song giữa mép khung và mép cánh cửa (đối với loại cửa chống cháy 1 cánh); kiểm tra độ song song giữa 2 mép cánh (đối với loại cửa chống cháy 2 cánh). Nếu các mép cửa và mép khung đảm bảo độ song song thì tiến hành lắp đặt cửa chống cháy. Nếu không, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh khoảng hở khe cửa trước khi tiếp tục quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy.
-
Gắn khung cửa vào tường
Sử dụng vít nở sắt để bắt vào các vị trí đột lỗ tăng cứng trên khung tường. Sau khi bắt vít, kiểm tra khoảng cách 2 bên giữa các vị trí đột lỗ. Khoảng cách này không được chênh lệch quá 5mm.
-
Lắp ráp phụ kiện
Sau khi lắp ráp cửa chống cháy, kỹ thuật viên sẽ tiến hành lắp ráp các phụ kiện đi kèm bao gồm: khóa tay gạt, tay kéo, tay co KMD, thanh thoát hiểm, mắt thần,… Tiếp theo, lắp miếng đệm inox vào trên khung cửa. Cần căn chỉnh miếng đệm inox đón lưỡi khóa sao cho miệng khóa trùng với lỗ trên miếng đệm. Sau khi lắp phụ kiện, thử đóng cửa và kiểm tra phần lưỡi gà. Nếu lưỡi gà chưa khớp vào lỗ thì tiến hành mài bo R đã cắt trên tấm inox.
Bước 5: Hoàn thiện cửa chống cháy
Công tác hoàn thiện là giai đoạn gần cuối quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy nhằm đảm bảo bàn giao sản phẩm hoàn hảo nhất đến tay khách hàng. Cụ thể, thợ lắp đặt sẽ bơm keo mặt trong và mặt ngoài cửa để đảm bảo thẩm mỹ cũng như khả năng ngăn khói nếu có cháy xảy ra.
-
Bơm keo mặt ngoài cửa chống cháy
Việc bơm keo mặt ngoài sẽ giúp tạo sự liên kết giữa tường và khung bao cửa thép chống cháy. Lớp keo mặt ngoài có vai trò quan trọng trong việc ngăn khói trong trường hợp có cháy. Hơn nữa, việc bơm keo mặt ngoài cũng giúp che đi các mối nối, tăng tính thẩm mỹ cho cửa chống cháy và toàn bộ công trình.
-
Bơm keo mặt trong cửa chống cháy
Tương tự như lớp keo mặt ngoài, bơm keo mặt trong cũng góp phần ngăn khói và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Thợ lắp đặt sẽ sử dụng súng bơm keo silicon lần lượt lên các phần tiếp nối mặt trong giữa tường và khung cửa.
Bước 6: Vệ sinh công trình
Sau khi hoàn thiện lắp ráp cửa, kỹ thuật viên sẽ tiến hành vệ sinh hiện trường lắp đặt, thu dọn rác, bao bì, các vật liệu thừa. Cửa chống cháy sẽ được bàn giao cho khách hàng sau khi đã kiểm tra đầy đủ khả năng hoạt động, đóng mở; tiêu chuẩn kỹ thuật và độ thẩm mỹ.
Tiêu chuẩn cửa thép chống cháy theo quy định
Cửa chống cháy là để đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống và làm việc tại các tòa nhà cao tầng. Với tình trạng cháy nổ xảy ra thường xuyên và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã ban hành rất nhiều văn bản quy định về việc lắp đặt cửa chống cháy và các tiêu chuẩn của cửa thép chống cháy. Cụ thể bao gồm: Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2014; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014. Theo các quy định này, các tòa nhà cao tầng, chung cư, văn phòng khi lắp đặt cửa chống cháy phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn cửa đi, cửa sổ, vách ngăn cháy
Cửa đi, cửa sổ lắp đặt ở tường ngăn cháy phải được làm từ các vật liệu không cháy với khả năng chịu lửa từ 45 phút trở lên. Đối với cửa đi, cửa sổ lắp đặt ở tầng hầm phải có khả năng chịu cháy ít nhất là 40 phút. Tương tự như cửa đi, cửa sổ, vách ngăn cháy phải được làm bằng các vật liệu chống cháy và có khả năng chịu cháy ít nhất là 45 phút.
Tiêu chuẩn cửa cầu thang bộ, cửa tầng hầm, cửa phòng kỹ thuật
Cửa chống cháy lắp đặt cho các khu vực như cầu thang bộ, tầng hầm, phòng kỹ thuật,… phải có cơ chế tự động đóng. Ngoài ra, khuyến cáo lắp đặt cửa chống cháy trên 60 phút đối với các khu vực này. Nghĩa là cửa thép chống cháy tại các khu vực trên phải có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 1000 độ C trong vòng 60 phút. Đồng thời, bề mặt cửa tiếp xúc với lửa có mức nhiệt không vượt quá 220 độ C.
Kiểm định cửa thép chống cháy trước khi đưa vào sử dụng
Trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất, thi công, lắp đặt cửa thép chống cháy. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng sản xuất các loại cửa chống cháy đạt chuẩn. Sau đây là một số quy định về cấu tạo cửa chống cháy cũng như cách kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
Cấu tạo cửa chống cháy
Cửa thép chống cháy có cấu tạo bao gồm 2 tấm thép 2 bên với độ dày từ 0,8 đến 1,2mm. Hai tấm thép này được xử lý nhiệt với nhiều lớp sơn tĩnh điện cách nhiệt. Giữa 2 tấm thép là lõi cách nhiệt chống cháy được làm bằng các loại vật liệu khác nhau như: giấy tổ ong, bông thủy tinh,…
Kiểm định cửa thép chống cháy
Có thể bạn quan tâm: Bảng báo giá cửa thép chống cháy Sơn Mỹ
Tất cả các công trình bắt buộc lắp đặt cửa thép chống cháy như: quán karaoke, chung cư, khu trung tâm thương mại, các tòa nhà cao tầng,… đều cần có giấy kiểm định chất lượng cửa chống cháy. Giấy chứng nhận chống cháy sẽ được cấp bởi Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Hiện nay, tại Việt Nam chúng ta có thể tìm thấy các quy định về thử nghiệm và kiểm nghiệm chống cháy của cửa chống cháy trong TCVN 9311:2012. Bạn có thể tham khảo nội dung văn bản để hiểu thêm về các phương pháp thử nghiệm khả năng ngăn cháy của cửa thép chống cháy.
Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy và những nội dung liên quan. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về cách lắp đặt cửa chống cháy cũng như những tiêu chuẩn, phương pháp kiểm định khi thi công lắp đặt cửa thép chống cháy.
Để lắp đặt cửa thép chống cháy đúng chuẩn, hãy liên hệ với Kim Khí Sơn Mỹ – đơn vị thi công, lắp đặt cửa chống cháy hàng đầu tại Việt Nam. Công ty Sơn Mỹ cũng sẽ hỗ trợ khách hàng về các dịch vụ hoàn thiện hồ sơ kiểm nghiệm cửa chống cháy theo đúng quy định. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc lắp đặt cửa chống cháy tại các chung cư, tòa nhà cao tầng, công ty Sơn Mỹ tự tin mang đến cho khách hàng giải pháp cửa thép chống cháy an toàn nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ: Số 10, ngõ 9, Đ. Khuyến Lương, P. Trần Phú, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội hoặc hotline: 0904 388 877 để được tư vấn cụ thể nhất.