Tại các tòa nhà cao tầng hay chung cư “thang thoát hiểm” được xem là cấu trúc không thể thiếu trong quá trình sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, hiện nay có một thực trạng đáng báo động là nhiều người vẫn chưa xem trọng và hiểu rõ về cấu trúc, chức năng của thang thoát hiểm
Thang thoát hiểm là gì? Cấu trúc của thang thoát hiểm như thế nào là đảm bảo
Thang thoát hiểm thường thấy đó chính là những cầu thang bộ, lộ thiên được bố trí bên ngoài tòa nhà. Đây là cấu trúc không thể thiếu trong những tòa nhà cao tầng và được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là khi có sự cố xảy ra mà thang máy không thể hoạt động được.
Thông thường khi có sự cố xảy ra, người sống trong tòa nhà sẽ thoát hiểm bằng 2 phương pháp là phương ngang và phương đứng. Nếu như thoát nạn theo phương ngang diễn ra qua các lối thoát và ban công giữa các căn hộ trên cùng tầng lầu thì thoát nạn theo phương đứng lại diễn ra thông qua các thang bộ thoát hiểm thông khí với bên ngoài hoặc cầu thang bộ có tạo áp nằm trong buồng thang và liên thông giữa các tầng.
Một cầu thang thoát hiểm đảm bảo không chỉ cần phải tính toán chuẩn xác về yếu tố kết cấu, các thông số kĩ thuật mà còn phải có tính thẩm mĩ cao.
Thứ nhất về số lượng thang thoát hiểm trong nhà cao tầng: ít nhất phải có 2 lối thoát hiểm đảm bảo sự lưu thông của người dân sinh sống trong tòa nhà và lực lượng chữa cháy có thể hoạt động khi sự cố cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra
Cụ thể, khi diện tích mỗi tầng của chung cư lớn hơn 300 m2 thì ban công chung giữa các căn hộ trên cùng tầng lầu hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra đi đến hai cầu thang thoát nạn. Trong tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng do Bộ Xây Dựng ban hành thì có thể cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, phía còn lại bắt buộc phải thiết kế ban công thông với thang thoát hiểm bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng dưới 300 m2.
Các điều kiện cần đảm bảo để thực hiện được một thang thoát hiểm an toàn
Thang thoát hiểm phải có kết cấu chịu lực và kết cấu bao che chịu được nhiệt độ lớn cao, tác động của lửa trong thời gian lớn hơn 60 phút
Thang thoát hiểm là thang dùng khi có sự cố xảy ra vì vậy phải đảm bảo kết cấu chịu lực hơn những loại cầu thang bộ bình thường. Trong trường hợp sự cố xảy ra, số lượng người di chuyển tại thang thoát hiểm sẽ tăng lên đáng kể. Chính vì vậy thang phải có kết cấu chịu lực tốt, chịu được trọng tải cao thì mới đảm bảo được an toàn. Tại một số nơi có điều kiện địa chấn không an toàn dễ xảy ra động đất thì việc thang máy chịu được lực tốt sẽ giúp thang trụ vững.
Đa số các trường hợp sử dụng thang thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra. Tùy thuộc vào cường độ, thời gian diễn ra đám cháy có thể khiến hoạt động chữa cháy kéo dài hơn. Chính vì vậy thang thoát hiểm cần đảm bảo chịu được lửa trong thời gian dài.
Cửa thoát hiểm vào cầu thang thoát hiểm phải được ngăn cháy và tự động đóng làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa lớn hơn 45 phút
Cửa ngăn cháy chính là một bộ phận quan trọng hàng đầu của thang thoát hiểm. Nó có tác dụng ngăn cháy lan vào cầu thang thoát hiểm. Chính vì vậy để đảm bảo cửa thang thoát hiểm thực hiện được chức năng của mình thì vật liệu làm cửa thoát hiểm phải được làm bằng vật liệu chống cháy, kết cấu phải chắc chắn. Bên cạnh đó cũng cần có hệ thống thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang.để tránh tình trạng ngạt khí CO2, gây tình trạng khó thở khi ở trong thang thoát hiểm lúc hỏa hoạn
Thang thoát hiểm cũng cần phải được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng để người dân có thể đảm bảo an toàn lúc sự cố diễn ra ban đêm hay khi hệ thống điện tòa nhà bị tắt
Đảm bảo khoảng cách tính từ cửa của thang thoát hiểm đến phòng xa nhất đến lối thoát
Khoảng cách xa nhất là 50 m đối với phòng giữa hai thang thoát hiểm. Nếu phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài thì khoảng cách này là 25m. Việc đảm bảo khoảng cách không quá xa giúp cho người dân sống trong các phòng có thể đảm bảo an toàn, đủ thời gian chạy đến thang thoát hiểm khi có sự cố xảy ra.