Site icon Kim khí Sơn Mỹ

Quy chuẩn cửa chống cháy và những điều cần biết

Lắp đặt cửa chống cháy Sơn Mỹ vì một ngày mai tươi sáng
5/5 - (2 bình chọn)

Quy chuẩn cửa chống cháy là gì? Chúng ta sử dụng cửa chống cháy nhằm ngăn ngừa và tối thiểu hóa thiệt hại khi có cháy xảy ra. Tuy nhiên, hầu như rất ít người tìm hiểu về các tiêu chuẩn khi thiết kế, thi công cửa chống cháy. Đây là những thông số cần thiết giúp bạn biết được liệu loại cửa này có thật sự phù hợp với công trình và có đảm bảo được khả năng phòng chống cháy nổ hay không.

Quy chuẩn cửa chống cháy là gì?

Cửa chống cháy không đơn thuần chỉ là một sản phẩm, thiết bị trong thiết kế, xây dựng. Tại một số công trình bắt buộc phải lắp đặt cửa thép chống cháy để đảm bảo an toàn khi có rủi ro cháy nổ xảy ra. Vì vậy, quy chuẩn cửa chống cháy được đặt ra để kiểm tra về chất lượng, độ an toàn, hiệu quả hoạt động của cửa chống cháy.

Quy chuẩn cửa chống cháy là gì?

Cụ thể, quy định thiết kế phòng cháy, chữa cháy cho các tòa nhà cao tầng theo tiêu chuẩn TCVN 6160:1996 bắt buộc phải lắp đặt cửa thép chống cháy đối với các công trình trọng điểm. Đồng thời, các loại cửa chống cháy có thể thiết kế đa dạng để đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng vẫn phải có cấu trúc khoa học và đáp ứng các quy chuẩn theo quy định. 

Một số yêu cầu chung của cửa thép chống cháy

Xét về tiêu chuẩn cửa chống cháy, tất cả các loại cửa thép chống cháy đều phải thỏa mãn một số yêu cầu chung như sau:

Khung cửa và cánh cửa

Khung và cánh của cửa chống cháy phải được làm bằng thép tấm mạ điện. Độ dày thép dao động từ 0,8 đến 1,5mm tùy thuộc vào mức độ chống cháy của cửa. Độ dày cánh cửa từ 50mm – 70mm và độ dày khung cửa từ 100mm – 110mm.

Bề mặt cửa

Bề mặt cửa chống cháy được sơn tĩnh điện để gia tăng độ bền và tạo nét đẹp cho cửa. Cửa thép chống cháy bắt buộc phải được sơn tĩnh điện ở bề mặt cửa để tăng khả năng chống cháy, chống ăn mòn. Có thể chọn sơn tĩnh điện 1 màu hoặc sơn tạo màu vân gỗ tùy theo nhu cầu sử dụng.

Lõi cửa

Lõi cửa thép chống cháy nằm giữa 2 lớp thép mạ điện. Chất liệu thông dụng để sản xuất lõi cửa chống cháy là những vật liệu cách nhiệt, cách điện như: bông thủy tinh, honeycomb paper (giấy tổ ong),… Chất liệu sử dụng để làm lõi cửa sẽ quyết định khả năng chịu nhiệt, chịu lực và chống cháy của cửa. 

Gioăng cao su

Trong quy chuẩn cửa chống cháy, gioăng cao su phải đảm bảo độ khít để ngăn khói trong trường hợp có cháy xảy ra. Đa số các trường hợp tử vong là do khói trong đám cháy gây nên. Do đó, gioăng cao su cần đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật về độ bền và độ kín, khít với các bộ phận khác.

Bản lề, bậu cửa (doorsill)

Hai bộ phận bản lề và bậu cửa được làm từ inox để đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng. Đây là các bộ phận tiếp giáp giữa cánh cửa với khung tường và sàn nhà. Thông thường giữa các bộ phận này sẽ luôn chừa một khoảng trống theo tiêu chuẩn để cửa vận hành trơn tru. Bên cạnh đó, bản lề và bậu cửa cũng cần được thiết kế kín khít khi đóng để ngăn khói và lửa lan ra ngoài.

Thanh thoát hiểm, tay co thủy lực

Thanh thoát hiểm là bộ phận có chức năng tương tự như khóa cửa ở các loại cửa thông thường. Thanh thoát hiểm cần có cấu tạo dài, to và có khả năng chịu lửa. Việc thiết kế thanh thoát hiểm khoa học sẽ giúp quá trình sử dụng được dễ dàng hơn.

Ngoài thanh thoát hiểm, tay co thủy lực cũng là một trong những bộ phận không thể thiếu của cửa thép chống cháy. Quy chuẩn cửa chống cháy quy định tay co thủy lực bắt buộc phải có khả năng tự đóng sau khi được mở ra. Điều kiện này hết sức quan trọng, đặc biệt là trong tình trạng hoảng loạn do cháy. Lúc này, nếu tay co thủy lực không tự đóng, người dân quên đóng cửa sẽ làm đám cháy nhanh chóng lây lan.

Kính cường lực

Kính cường lực là bộ phận không bắt buộc khi lắp đặt cửa thép chống cháy. Tuy nhiên, khi đã sử dụng kính cường lực thì phải tuân thủ quy chuẩn cửa chống cháy. Theo đó, cần lựa chọn loại kính có độ dày phù hợp với thời gian chống cháy của cửa. Kính cường lực cũng có thể được sơn một lớp sơn tĩnh điện trong suốt để tăng khả năng chống cháy và độ bền khi sử dụng.

Kính cường lực có giá thành khá cao, tuy nhiên, việc lắp đặt kính cường lực vào cửa chống cháy sẽ giúp tăng khả năng quan sát. Vì vậy, nếu có điều kiện, khách hàng nên cân nhắc lắp cửa chống cháy có kính. Ngoài ra, theo quy chuẩn cửa chống cháy, tất cả các chất liệu sử dụng để sản xuất cửa chống cháy đều phải được kiểm định về khả năng chịu nhiệt, chịu lực.

Phân biệt các loại cửa chống cháy phổ biến

Mỗi loại cửa chống cháy sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau theo quy định

Có nhiều cách phân loại cửa chống cháy, trong đó, phổ biến nhất là dựa vào khả năng chống cháy của cửa. Theo cách phân loại này, cửa thép chống cháy được gọi tên bằng thời gian chịu nhiệt tối đa mà không bị biến dạng khi có cháy. Cụ thể, có 3 loại cửa chống cháy phổ biến nhất là: cửa chống cháy 60 phút, cửa chống cháy 90 phút và cửa chống cháy 120 phút. Quy chuẩn cửa chống cháy đối với từng loại cửa sẽ có những điểm khác biệt như sau:

Cửa chống cháy 60 phút

Cửa thép chống cháy 60 phút là loại cửa thông dụng nhất hiện nay với thời gian chịu được nhiệt độ cao tối đa là 60 phút. Sau thời gian trên, cửa sẽ bắt đầu bị biến dạng, từ đó mất khả năng ngăn cách ngọn lửa. Cửa chống cháy 60 phút có tiêu chuẩn cấu tạo như sau:

Với thời gian chống cháy 60 phút, cửa chống cháy loại này thường được sử dụng ở các công trình thấp tầng như nhà dân, nhà xưởng, kho hàng,… Người ta thường sử dụng cửa chống cháy 60 phút để làm cửa phòng, cửa chính.

Cửa chống cháy 90 phút

Cửa thép chống cháy 90 phút được thử nghiệm với thời gian chịu nhiệt độ cao lên đến 90 phút. Sau khoảng thời gian này, cửa thép sẽ mất đi khả năng ngăn cháy, ngăn khói. Quy chuẩn cửa chống cháy 90 phút được quy định như sau:

Với thời gian chống cháy lên đến 90 phút, loại cửa này thường được lắp đặt ở những khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Cửa thép chống cháy 90 phút được sử dụng phổ biến ở những trung tâm thương mại lớn, các khu vực thoát hiểm, thoát nạn ở những nơi tập trung đông người.

Cửa chống cháy 120 phút

Cửa thép chống cháy 120 phút có cấu tạo tương đồng với loại cửa chống cháy 90 phút. Tuy nhiên, thời gian chống cháy kéo dài là nhờ thay đổi chất liệu lõi cửa. Thay vì sử dụng giấy tổ ong, cửa chống cháy 120 có lõi làm bằng bông thủy tinh – chất liệu chống cháy cao cấp hơn. Nhờ vậy, cửa thép loại này có thời gian chống cháy cao. Vị trí lắp đặt chủ yếu của cửa chống cháy 120 phút là tại các khu vực kỹ thuật chứa nhiều thiết bị điện, lối thoát hiểm của chung cư, tòa nhà cao tầng,…

Trên thị trường có nhiều loại cửa chống cháy với thời gian lên đến 180 phút. Tuy nhiên, khuyến cáo cho rằng người dân nên nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy nhanh nhất có thể. Do đó, thời gian 180 phút là khá dài và không cần thiết trong khi việc thi công cửa chống cháy 180 phút sẽ tốn kinh phí hơn nhiều. 

Cách kiểm tra quy chuẩn cửa chống cháy

Có nhiều cách để kiểm tra cửa chống cháy có đủ quy chuẩn kỹ thuật hay không

Làm sao để biết cửa thép đáp ứng được các quy chuẩn cửa chống cháy? Có nhiều cách để chúng ta có thể biết được sản phẩm cửa chống cháy được cung cấp có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không.

Xem thêm: Quy trình lắp đặt cửa thép chống cháy đạt chuẩn PCCC

Giấy tờ pháp lý

Các công trình cao tầng và công trình có khả năng cháy nổ cao đều được quy định về mức độ chống cháy của cửa. Do đó, khi đặt mua từ nhà sản xuất, bạn cần yêu cầu cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý và các chứng chỉ chống cháy kèm theo. Việc làm này sẽ hạn chế nguy cơ mua phải cửa thép hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Kiểm tra các thông số quan trọng

Đối với cửa thép chống cháy, có một số thông số quan trọng cần kiểm tra, đó là: mức độ chịu cháy (tính bằng phút), khả năng cách nhiệt (ký hiệu I), khả năng chịu lực (ký hiệu R) và độ bền vững (ký hiệu E). Tùy theo từng loại công trình mà chúng ta có thể lựa chọn những thông số cửa chống cháy thích hợp. Các thông số này có thể tham khảo trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Với những công trình không quy định về quy chuẩn cửa chống cháy, bạn có thể chọn loại cửa có mức độ chống cháy thấp để tiết kiệm chi phí.

Kiểm tra giới hạn chịu lửa của các bộ phận khác

Ngoài quy chuẩn cửa chống cháy, các bộ phận khác trong phòng, khu vực chống cháy cũng cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể, Tiêu chuẩn TCVN 6160 : 1996 về Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng quy định về giới hạn chịu lửa cửa các bộ phận liên quan như sau:

Cửa đi, cửa sổ, cổng ở khu vực lắp đặt cửa chống cháy phải được làm bằng chất liệu chống cháy. Thời gian chống cháy tối thiểu phải đạt 45 phút.

Vách ngăn cháy ở các khu vực mái, tầng hầm, cửa lên mái,… phải được làm bằng vật liệu không cháy. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của vách ngăn cháy theo quy định là 40 phút.

Một số khu vực chức năng đặc biệt như: phòng điện, phòng kỹ thuật, tầng hầm, buồng thang bộ,… bắt buộc phải lắp đặt cửa chống cháy. Cửa thép chống cháy lắp đặt ở những khu vực này phải có thời gian chịu lửa tối thiểu 45 phút. Đồng thời, tất cả các cửa đều đảm bảo cơ chế tự động đóng.

Hiểu biết các quy chuẩn cửa chống cháy sẽ giúp bạn kiểm định sự hiệu quả, an toàn khi lắp đặt cửa thép chống cháy cho công trình. Cửa chống cháy là loại cửa đặc biệt và có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống cháy nổ. Vì vậy, ngoài những quy chuẩn trên, nhà nước cũng ban hành nhiều quy định liên quan để đảm bảo chất lượng và tính an toàn của cửa chống cháy. 

Nếu muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm cửa chống cháy, khách hàng có thể liên hệ với công ty Kim Khí Sơn Mỹ theo hotline: 0904 388 877 hoặc ghé trực tiếp tại showroom Sơn Mỹ: Số 10, ngõ 9, Đ. Khuyến Lương, P. Trần Phú, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội. Công ty Kim Khí Sơn Mỹ luôn đồng hành cùng khách hàng trong việc lắp đặt các loại cửa thép chống cháy chất lượng và đáp ứng đầy đủ quy chuẩn theo quy định.

Exit mobile version